I. THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Trình độ Thạc sĩ là từ 2 năm đến 3 năm.
Trình độ Tiến sĩ: Học viên có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ là 3 năm đến 5 năm.
Học viên có bằng tốt nghiệp Đại học là 5 năm đến 6 năm (liên thông).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI
1. Đối tượng dự thi:
– Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ưu tiên Tăng, Ni, Phật tử.
– Học viên đã tốt nghiệp tại các học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ) đương nhiên được dự thi.
2. Điều kiện dự thi: Thí sinh dự thi cần đáp ứng các điều kiện sau:
2.1 Về văn bằng:
Hệ thạc sĩ:
– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phật học (Học viện Phật giáo);
– Có bằng tốt nghiệp đại học đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.
Hệ Tiến sĩ:
– Có bằng tốt nghiệp Học viện Phật giáo hệ Cử nhân Phật học (dành cho liên thông).
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn); phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định (dành cho hệ liên thông).
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hoặc ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định (dành cho hệ liên thông).
– Có bằng Thạc sĩ trở lên đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn), phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định.
– Có bằng Thạc sĩ trở lên đối với ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định.
2.2. Lý lịch bản thân rõ ràng, không vi phạm pháp luật, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.
2.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.
2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.
III. CÁC MÔN DỰ THI
Thí sinh phải dự thi 03 môn (thi viết):
1. Môn ngoại ngữ: Hệ Thạc sĩ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ B)
Hệ Tiến sĩ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ C)
– Thời gian thi: 90 phút
– Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ;
c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước.
2. Môn Cơ bản:
– Phật học đại cương
– Thời gian thi: 180 phút
3. Môn Cơ sở:
– Lịch sử Phật giáo Việt Nam
– Thời gian thi: 180 phút
IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI
Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội phát hành, bao gồm:
1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu của Học viện), trong đó cần ghi rõ đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc (nếu có), cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.
2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp) với hệ Thạc sĩ và Tiến sĩ Liên thông. Văn bằng tốt nghiệp Thạc sĩ với hệ Tiến sĩ.
– Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức (BSKT) do HVPGVN – tại HN quy định (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành; chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú; hoặc cơ quan công tác.
4. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
5. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.
6. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3×4) ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có) phía sau ảnh.
Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài.
Lệ phí hồ sơ, bổ sung kiến thức và thi theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
V. HỌC PHÍ VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO
Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí 15 triệu/người/năm.
Học viện có Kí túc xá nội trú riêng (miễn phí) và sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa.
VI. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, ÔN TẬP
- Bổ sung kiến thức:
– Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo quy định tại mục II.
– Thời gian học bổ sung kiến thức: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 đối với thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức. Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên website: hvpgvn.edu.vn
– Học viên tốt nghiệp các Học viện Phật giáo thì không phải bổ sung kiến thức.
– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
- Ôn tập kiến thức:
– Thí sinh ôn tập ba môn dự thi.
– Thời gian ôn tập: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 (trong thời gian học bổ sung kiến thức đối với diện phải học bổ sung kiến thức).
– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
VII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN VÀ NHẬP HỌC
1. Nhận hồ sơ:
– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 29/07/2018 (dành cho thí sinh thuộc diện cần bổ sung kiến thức).
– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 01/9/2018 (dành cho thí sinh không thuộc diện cần bổ sung kiến thức).
2. Thời gian thi: ngày 15 – 16/9/2018
3. Địa điểm thi: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội).
4. Nhập học: ngày 25/9/2018
Liên hệ:
– Phòng Đào tạo sau Đại học:
Cư sĩ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh – Số điện thoại: 01662821235.
Đại đức Thích Vạn Lợi – Số điện thoại: 0982120025.
Xem thêm tại: www.hvpgvn.edu.vn