Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập năm ngày 7/11/1981, trải qua 38 năm phát triển, Giáo hội luôn đề cao sự nghiệp đào tạo, giáo dục tăng tài, coi đó là nhân tố quyết định cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Cũng từ đó, ngành Giáo dục Phật giáo mang tên Ban Giáo dục Tăng Ni, nay là Ban Giáo dục Phật giáo ra đời và phát triển cho tới này nay. Ngay sau khi thành lập GHPGVN, Trường Cao cấp Phật học cơ sở 1, nay là Học viện PGVN tại HN được thành lập và khai giảng khóa học đầu tiên. Kể từ đó, hệ thống các cơ sở Giáo dục Phật giáo từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học được hình thành và ngày càng hoàn thiện.
TT. Thích Thanh Quyết đã tuyên đọc diễn văn khai mạc và đánh trống chính thức khai trường năm học 2018 – 2019 của HVPGVN tại Hà Nội. Thượng tọa cũng đã đại diện Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương (BGDPGTW) bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Chư tôn giáo phẩm giáo hội, những vị tiền bối, tiền nhiệm lãnh đạo Ban giáo dục qua các thời kì đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục Phật giáo Việt Nam.
TT. Thích Thanh Quyết tuyên đọc diễn văn khai mạc
Thượng tọa đánh trống chính thức khai trường năm học 2018 – 2019 của HVPGVN tại Hà Nội
Tiếp đó, TT. Thích Phước Đạt – Phó Trưởng ban, Chánh Thư kí BGDPGTW trình bày báo cáo công tác giáo dục nhiệm kì VII và phương hướng hoạt động nhiệm kì VIII.
Trong nhiệm kì VII, BDG đã đạt được những thành tựu nổi bật như:
1. Công tác tổ chức và hoạt động:
- Kiện toàn Nội quy của BGD Tăng Ni TƯ với 8 chương, 46 điều, được Ban Thường trực HĐTSTƯ GHPGVN thông qua và đã đi vào hoạt động.
- Lần đầu tiên BGD Tăng Ni TƯ đã tổ chức viếng thăm và làm việc với các trường Học viện, Cao đẳng, Trung cấp Phật học trên cả nước, nhằm đưa đến sự thống nhất chương trình đào tạo giảng dạy Trung cấp Phật học, tiến đến thống nhất quy trình quản lý điều hành, nâng cao chất lượng giáo dục ở hệ Trung cấp Phật học trong cả nước, làm nền tảng vững chắc cho các cấp học tiếp theo như Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
2. Trong công tác chuyên môn
- BGDPGTW đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên ngành về GDPG để định hướng công tác GDPG trong bối cảnh hội nhập và phát triển toàn cầu: Hội thảo Phật giáo toàn quốc về giáo dục Phật giáo VN – Định hướng và Phát triển được tổ chức tại HVPGVN tại HN; Hội thảo về GD Trung cấp Phật học; Hội thảo GDPGVN Truyền thống và Hiện đại, Hội nghị giảng sư…
- Thành lập Hội đồng Khoa học biên soạn sách giáo khoa trung cấp Phật học. Đến nay đã biên soạn được 11 đầu sách và cấp phát cho toàn bô Tăng Ni sinh các trường Trung cấp.
- Xây dựng thành công khung chương trình đào tạo các cấp: Sơ cấp từ 1-2 năm, Trung cấp 3 năm, Cao đẳng và Cao đẳng liên thông, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học.
- Chính thức được Chính phủ cho phép đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Học viện PGVN. Đây là thành tựu rất lớn trong lịch sử Phật giáo nước nhà, lần đầu tiên GH chính thức được pháp đào tạo hệ sau đại học.
- Thành lập Hôi đồng khoa học của BGDPG để thẩm định chương trình đào tạo các cấp và các công trình khoa học có giá trị học thuật.
3. Công tác giáo dục đào tạo Tăng, Ni tại các cơ sở
- Có 35 Tăng, Ni đã tốt nghiệp thí điểm thạc sĩ Phật học tại Học viện PGVN tại TPHCM, hiện tại các học viện trong cả nước đang chiêu sinh hệ thạc sĩ và thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học.
- Trong khóa VII, các học viện đã đào tạo 1002 Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân Phật học, 690 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Cao đẳng Phật học, gần 3000 Tăng Ni sinh tốt nghiệp trung cấp Phật học.
4. Phật giáo Nam tông Khơ-me
- Thành lập trường Trung cấp Pali Nam bộ tại Sóc Trăng, tổ chức các lớp bồi dưỡng văn hóa, tin học… cho nhân dân Phật tử.
2. 5. Tăng Ni sinh du học
- Có 476 Tăng Ni sinh đang du học tại các nước ở các chương trình cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học, có hơn 100 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Tiến sĩ về tham gia tổ chức giáo hội và các cơ sở đào tạo của Phật giáo.
Thượng
tọa cũng nêu ra phương hướng hoạt động của BGDPGTW nhiệm kì VIII, một số hoạt động
cơ bản như:
1. Triển khai sinh hoạt, phổ biến Nội quy BGDPGTƯ nhiệm kì VIII được tu chỉnh.
2. Tổ chức tọa đàm về sách giáo khoa Phật học, giáo trình Trung cấp Phật học, phương thức giảng dạy, quản lý Tăng Ni sinh. Đẩy mạnh công tác biên soạn sách giáo khoa, giáo trình.
3. Nối kết giáo lưu các cơ sở GDPG trong cả nước, kịp thời có ý kiến chỉ đạo tới các cơ sở đào tạo trong các tỉnh thành, giúp đỡ các lớp sơ cấp, trung cấp Phật học, HV Nam tông Khơ-me.
4. Triển khai thực hiện chương trình đào tạo sau đại học: Thạc sĩ, tiến sĩ Phật học.
5. Tổ chức hội thảo chuyên đề về GDPGVN. v.v..
5. Sau báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động của HT. Phước Đạt, HT. Thích Huệ Thông đã thay mặt Ban Thư kí công bố quyết định chuẩn y nhân sự BGDPGTW nhiệm kì VIII (2017-2022) của HĐTS GHPGVN, gồm 97 thành viên do TT. Thích Thanh Quyết làm Trưởng ban; Phó Trưởng ban Thường trực là HT. Thích Thiện Pháp; HT. Thích Thanh Đạt, HT. Thích Hải Ấn; Phó Trưởng ban kiêm Thanh tra: HT. Thích Đức Thông; HT. Thích Thanh Tuấn. Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư kí: HT. Thích Phước Đạt; Phó Trưởng ban kiêm Phó Thư kí: TT. Thích Viên Thành (Huế)…