Những thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh



Tủ đông là phương tiện hữu ích, giúp việc lên kế hoạch, chuẩn bị trước bữa ăn cho những ngày bận rộn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp với việc bảo quản bằng tủ đông, thậm chí việc bảo quản không đúng cách này có thể tiềm ẩn một số nguy cơ sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên cho các thực phẩm sau đây vào tủ đông:

1. Sữa tươi
Sữa bảo quản trong tủ đông sẽ có thể bị phân tách thành bợn sữa và nước. Sữa có hàm lượng béo càng cao thì sự phân tách càng nhiều. Việc bảo quản này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ bất tiện khi bạn cần cho sữa vào món ngũ cốc hay cà phê trong bữa điểm tâm.

2. Khoai tây
Khoai tây chứa nhiều nước, vì thế bảo quản trong tủ đông khiến khoai tây xốp và nhũn ra. Khoai tây sau khi nấu chín, bảo quản trong tủ đông sẽ không mềm xốp như khi còn tươi sống.
dong lanh thuc pham.jpg
Không nên bảo quản các loại rau củ quả chứa nhiều nước trong tủ đông - Ảnh minh họa
3. Các món chiên
Các món chiên sẽ mất đi độ giòn nếu đem bảo quản trong tủ đông. Do vậy, bạn cần chiên số lượng thực phẩm vừa đủ ăn, phần còn lại nên bảo quản trong tủ đông - tránh thức ăn chiên thừa ăn không ngon, lãng phí thực phẩm.
4. Trứng còn vỏ
Bạn tuyệt đối không nên cho trứng còn vỏ vào tủ đông. Hàm lượng nước bên trong trứng sẽ mở rộng ra khi chúng đông lạnh, khiến vỏ trứng nứt ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Nếu bạn muốn bảo quản trứng, hãy đập bỏ phần vỏ, đánh cho lòng đỏ và lòng trắng trứng quyện vào nhau. Sau đó cho vào vật chứa kín hơi và dán nhãn ghi chú bên ngoài rồi cho vào tủ đông.
5. Rau cải và trái cây tươi
Bất cứ loại rau trái nào có hàm lượng nước cao như cần tây, dưa leo, xà lách, dưa hấu đều không thể “tồn tại” trong tủ đông vì nước trong các loại thực phẩm này sẽ đóng thành tinh thể đá nhanh chóng. Sau khi lấy ra ngoài sẽ bị mềm nhũn, khó ăn và ăn không ngon.
6. Sữa chua
Đông lạnh sữa chua không làm tiêu diệt các vi khuẩn sống có lợi trong sữa chua. Tuy nhiên khi đông lạnh, kết cấu của sữa chua sẽ bị ảnh hưởng, sữa mua mất đi độ mịn kem và đóng hạt đá lợn cợn.

7. Mì sợi, nui, cơm
Hầu hết các loại mì sợi, nui và cơm sẽ mềm nhũn sau khi lấy ra khỏi tủ đông lạnh. Hơn nữa, cơm hâm nóng lại sau khi để trong tủ đông có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như ngộ độc thực phẩm vì bị biến chất bởi nhiệt độ, bên cạnh sự thay đổi về mùi vị.
8. Xốt mayonnaise
Xốt mayonnaise đông lạnh sẽ bị chảy nước do các thành phần bên trong bị phân tách, ảnh hưởng đáng kể đến mùi vị và sự ngon miệng món xốt này.
9. Củ tỏi
Một số đầu bếp thường cho tỏi vào tủ đông trước khi bóc vỏ hoặc để tỏi không bị lên chồi. Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ về Bảo quản Thực phẩm tại nhà cảnh báo, tỏi có thể cứng và đắng hơn sau khi bị đông lạnh. Và mùi vị của tỏi đông lạnh cũng bị ảnh hưởng đáng kể so với tỏi bảo quản bên ngoài.
10. Một số gia vị khác
Ngoài tỏi, củ hành và ớt bột cũng không thích hợp cho vào tủ đông. Củ hành và ớt bột có thể mất đi mùi vị đặc trưng, cà-ri cũng bị giảm hương vị.
Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyên không nên bảo quản đông lạnh đối với tiêu xanh (còn tươi) và tiêu khô (nguyên hạt hoặc nghiền mịn).
Huệ Trần
(theo The Healthy)