Chùa Trình Yên Tử một chiều nắng hạ


TLYT - Chiều nay 29/6/2018, Trụ sở tỉnh hội PG Quảng Ninh - chùa Trình Yên Tử lại đón gần 200 Tăng, Ni trở lại tu học, tiếp tục mùa an cư sau ngày nghỉ rằm trở về các trụ xứ để hành đạo và phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân. Nhân đây, xin giới thiệu thêm về chùa Trình Yên Tử để quý bạn đọc xa gần được biết thêm.
 
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời 

Chùa Trình còn gọi là chùa Bí Thượng, tọa lạc ở khu Bí Thượng (phường Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh); gọi là chùa Trình Yên Tử vì chùa ở cửa ngõ Yên Tử, là nơi du khách thập phương thực hành tín lễ "đi trình về tạ" mỗi khi hành h ương về Yên Tử.

Xưa kia, trước chùa là bến của một lạch sông thông ra sông Đá Bạc. Chùa được dựng bên ngã ba đường bộ: Một ngả về kinh đô Thăng Long, một ngả về thủ phủ An Bang (Quảng Ninh ngày nay), còn một ngả đi vào núi Yên Tử.

Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển, Phật tử các nơi tìm về Yên Tử để an cư, cầu đạo, ngôi chùa Bí Thượng được dựng lên, tham gia vào hệ thống chùa Yên Tử với tư cách Chùa Trình, là trạm dừng chân cho khách giữa độ đường trước khi hành hương vào Yên Tử.

Chùa xưa không còn vì thiên tai, địch họa, chỉ còn lại nền móng và gian hậu cung xây chắp vá, tạm bợ. Năm 2006, chùa Bí Thượng được xây dựng và mở rộng với quy mô to lớn như hiện nay.

Ngôi chùa có kiến trúc kiểu “nội công (工) ngoại quốc (国)”; có Tiền Đường, Chính Điện thờ Phật; có Tả vu, Hữu vu thờ Thập bát La Hán; có Hậu Đường thờ Tam Tổ Trúc Lâm; có điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Tam Vương theo tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt.

Phía Đông của chùa là Trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.

Chùa nay không chỉ là nơi chư Tăng trong và ngoài tỉnh về an cư 3 tháng hạ mà còn là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động Phật sự của tỉnh hội PG Quảng Ninh, cũng như thường xuyên tổ chức các khóa tu, các khóa lễ lớn cho các hàng Phật tử xa gần. Trụ trì hiện là Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Chúng ta cùng xem một số góc cảnh tại chùa trong một buổi chiều nắng hạ với những luồng sinh khí mới, sau nhiều năm được trùng tu, tôn tạo và chư Tăng, Ni, Phật tử quy tụ về đây tu học ngày một đông.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời 
Cổng Tam quan 
 
Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng, bầu trời, cây và ngoài trời 
Cổng phụ
 
  
Đường Vô Tâm khúc vào với hai hàng mai vàng Yên Tử 
 
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Những hàng đèn cột trụ sen vàng hai bên đường
 
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Đường Vô Tâm
 
Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng, bầu trời và ngoài trời
Cổng vào Tam bảo, thiết kế theo kiến trúc cổ thuần Việt
 
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời 
Tam bảo
 
Trong hình ảnh có thể có: thực vật và ngoài trời
Khu nhà Tổ bình dị
 
Ban thờ Tam bảo
 
Tam Tổ Trúc Lâm
 
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi và trong nhà 
Thập bát La Hán bên tả
 
Thập bát La Hán bên hữu
 
Trong hình ảnh có thể có: cây, thực vật, chim và ngoài trời 
Sân Tam Tổ
Trong hình ảnh có thể có: thực vật, hoa và ngoài trời
Góc chụp nghiêng tòa nhà Trụ sở và sân Đại Hùng
 
 
Trong hình ảnh có thể có: núi, cây, bầu trời, ngoài trời, thiên nhiên, nước và văn bản 
 Hồ Liên Trì
 
Trong hình ảnh có thể có: thực vật, hoa, bầu trời, cây, ngoài trời, thiên nhiên và nước
Hoa cánh bướm giản dị khoe sắc bên hồ Liên Trì
 
Trong hình ảnh có thể có: hoa, thực vật, bầu trời, ngoài trời, thiên nhiên và nước
 
Trong hình ảnh có thể có: thực vật, hoa, bầu trời, cây, ngoài trời, thiên nhiên và nước 
 
Cầu Tùy Duyên
 
 Trong hình ảnh có thể có: thực vật, hoa, ngoài trời và thiên nhiên
Đường Thong Dong quanh hồ Liên Trì
 
Trong hình ảnh có thể có: cây, thực vật, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên 
Vườn Bình An nối giữa Tam bảo và văn phòng Trụ sở
 
Chuông lớn trên sân Đại Từ Bi - nơi diễn ra lễ khai hội xuân chùa Trình Yên Tử mỗi năm
 
 Khánh lớn trên sân Đại Từ Bi - nơi diễn ra lễ khai hội xuân chùa Trình Yên Tử mỗi năm
 
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, thực vật, hoa, cây, ngoài trời và thiên nhiên
Vườn Tiêu Dao, nơi an trí tôn tượng Di Đà dưới gốc cây đa cổ
 
Cao Đăng Nguyệt