Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết cổ truyền hiện nay cũng đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn những giá trị tốt đẹp bất biến giữa vạn biến mà chúng ta có thể và cần nhận ra. Ngôi chùa là biểu tượng văn hóa tâm linh thiêng liêng trong lòng dân tộc, và không lạ gì khi mỗi dịp Tết đến xuân về, các chùa lại gói bánh chưng, bánh tét, dựng cây nêu, treo câu đối đỏ, lì xì, bày trí đào, mai, quất nơi sân vườn… để gợi một không khí ấm cúng, sum vầy.
BBT Phật giáo Quảng Ninh trân trọng gửi tới bạn đọc một số hình ảnh tết bình dị, nồng ấm mà thoảng hương quê tại Trụ sở BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh - chùa Trình Yên Tử.
Cổng tre lợp mái tranh, vại nước - những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt với văn hóa lúa nước đơn sơ, bình dị. Hai bên treo câu đối mừng xuân, đó là sự kết hợp giữa sự đơn sơ, bình dị và nét bút tinh tế, khéo léo của con người. Mai và đào thì thực không thể thiếu được trong ngày Tết Việt.
Qúi thầy cô cùng các Phật tử quây quần gói bánh chưng cúng Phật, cúng Tổ và tặng quà cho các gia đình Phật tử nghèo trên địa bàn thành phố
Trông nồi bánh chưng
Câu đối Tết được viết trên những chiếc mẹt tre sàng gạo
Bạn nghe câu đối này bao giờ chưa? Chắc chắn chỉ có ở trong chùa
"Đậu hũ , dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh."
Cây nêu được dựng nơi sân lớn
Chú heo trên thỏi vàng, biểu tượng của năm Kỉ Hợi và cũng là sự nguyện cầu năm mới sung túc, thịnh vượng. Cùng với đó là bánh chưng, bánh tét và dưa hấu khổ lớn, mong cho mùa màng bội thu. Dưa hấu xanh vỏ mà đỏ lòng, ngụ ý mỗi người hãy giữ một trái tim từ bi, nhiệt huyết, nồng ấm, thương người như thương mình. Đó chính là tâm Phật.
Một đàn heo khổ lớn phỏng theo tranh Đông Hồ được an trí nơi khu vườn Tâm
Hồ Kim Quy với đàn cá tung tăng bơi lội
Sắc hoa tô điểm thêm hương sắc ngày xuân cho khu vườn Tâm
BBT